Áp Xe Vú: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • 1. Áp xe vú là gì?
  • 2. Nguyên nhân áp xe vú
  • 3. Triệu chứng áp xe vú
  • 4. Biến chứng của áp xe vú
  • 5. Chuẩn đoán áp xe vú
  • 6. Điều trị áp xe vú
  • 7. Phòng ngừa áp xe vú

Áp xe vú

- Ngày đăng:11/06/2023
Áp xe vú là bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là giai đoạn sinh đẻ, nuôi con. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi chị em có các dấu hiệu sưng đau vú cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Mục lục
  • 1. Áp xe vú là gì?
  • 2. Nguyên nhân áp xe vú
  • 3. Triệu chứng áp xe vú
  • 4. Biến chứng của áp xe vú
  • 5. Chuẩn đoán áp xe vú
  • 6. Điều trị áp xe vú
  • 7. Phòng ngừa áp xe vú

1. Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là tình trạng tích tụ mủ gây sưng, đỏ, đau ở vú, phần lớn phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang cho con bú, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở phụ nữ không cho con bú và nam giới. Bệnh có thể gây mất sữa nặng hơn là nhiễm trùng toàn thân, hoại tử tứ chi,...

Áp xe vú là gì

2. Nguyên nhân áp xe vú

Nguyên nhân chính gây ra áp xe vú trong thời kỳ cho con bú là do nhiễm trùng từ các loại vi khuẩn phổ biến trên da như liên cầu khuẩn (Streptococcus) và tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Mặt khác, áp xe vú không do tiết sữa là kết quả của một hệ vi khuẩn hỗn hợp với S. aureus, Streptococcus và vi khuẩn kỵ khí.

Áp xe liên quan đến việc cho con bú thường bắt đầu bằng sự mài mòn hoặc mô ở núm vú, tạo ra một điểm xâm nhập cho vi khuẩn. Khi nhiễm trùng xảy ra trong tuyến vú, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản sinh tế bào bạch cầu để chiến đấu với vi khuẩn gây bệnh. Dịch mủ có thể hình thành do tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết trong quá trình này. 

Ngoài ra, tắc ống dẫn sữa, núm vú có các vết nứt, xỏ núm vú cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

3. Triệu chứng áp xe vú

Áp xe vú gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí, giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu của bệnh chủ yếu gây sưng đau nhẹ, có thể kèm theo sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ. 

Khi áp xe vú hình thành, tình trạng sưng nóng, da ban đỏ, phù nề, đau nhức sẽ bắt đầu tăng cao và các các dấu hiệu liên quan đến viêm nhiễm như sốt cao, ớn lạnh, khô môi, khát nước, buồn nôn, nôn, nổi hạch cũng biểu hiện rõ ràng hơn.

Về vị trí, nếu ổ áp xe ở sâu bên trong tuyến vú thì trên bề mặt da có thể không có biểu hiện sưng đỏ mà chủ yếu sẽ gây đau nhức. Trường hợp chúng thông với các ống dẫn sữa thì dịch mủ có thể lẫn vào sữa và chảy qua đầu núm vú.

4. Biến chứng của áp xe vú

Áp xe vú cũng là một bệnh lý nguy hiểm trong trường hợp ổ áp xe quá lớn hoặc nhiễm trùng lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể khi không được điều trị kịp thời. Điều này có thể làm cho phụ nữ cho con bú mất khả năng tiết sữa, viêm tấy tuyến vú, nặng hơn là gây hoại tử vú, nhiễm trùng huyết, suy thận đe doạ đến tính mạng.

Biến chứng của áp xe vú

5. Chuẩn đoán áp xe vú

Lâm sàng: Bệnh nhân cung cấp thông tin về tiền sử bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường và các triệu chứng liên quan. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn thân và cơ quan.

Cận lâm sàng:

  • Siêu âm vú để kiểm tra có áp xe hay không, kích thước như thế nào.
  • Tuỳ theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm công thức máu, C-reactive protein (CRP), xét nghiệm cấy mủ, làm kháng sinh,...

6. Điều trị áp xe vú

Có nhiều lựa chọn để điều trị và bác sĩ sẽ xem xét các mầm bệnh có thể liên quan dựa trên tiền sử của bệnh nhân. Điều quan trọng là phải xem xét liệu bệnh nhân có đang cho con bú hay không và sử dụng thuốc kháng sinh có an toàn cho bệnh nhân đang cho con bú hay không. Trong trường hợp áp xe vú tái phát, cần nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để điều trị bằng kháng sinh. 

Nếu thuốc không đáp ứng, bệnh nhân bị áp xe vú lớn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng huyết cần rạch và dẫn lưu ổ mủ, súc rửa trong phòng phẫu thuật cần gây mê hoặc gây tê tại chỗ. Sau đó bác sĩ kê thuốc kháng sinh, khám viêm, giảm đau, bệnh nhân cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Đối với phụ nữ cho con bú vẫn có thể cho con bú bên không có áp xe hoặc sau quá trình điều trị. 

7. Phòng ngừa áp xe vú

Để phòng ngừa áp xe vú hiệu quả, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, xây dựng lối sống lành mạnh. Với phụ nữ cho con bú cần vệ sinh núm vú đúng cách, cho trẻ bú hết sữa, vắt sạch sau khi bú và hạn chế cho trẻ bú quá lâu có thể gây xước vú tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Massage bầu vú nhẹ nhàng để tránh tắc tia sữa, không nên cho trẻ cai sữa quá sớm và khi cai nên giảm tần suất bú từ từ.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng