Ung Thư Cổ Tử Cung: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Ung thư cổ tử cung là gì?
  • Các loại ung thư cổ tử cung
  • Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
  • Dấu hiệu, triệu chứng ung thư cổ tử cung
  • Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
  • Điều trị ung thư cổ tử cung
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Phẫu thuật
  • Phương pháp khác
  • Theo dõi và chăm sóc sau điều trị
  • Câu 1: Ung thư cổ tử cung có di truyền không?
  • Câu 2: Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
  • Câu 3: Ung thư cổ tử cung nên ăn & kiêng ăn gì?
  • Nên ăn
  • Nên kiêng

Ung thư cổ tử cung

- Ngày đăng:21/05/2024
Ung thư cổ tử cung là một trong các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ sau 35 tuổi. Bệnh lý này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị thành công và khả năng bảo tồn chức năng sinh sản càng cao.
Mục lục
  • Ung thư cổ tử cung là gì?
  • Các loại ung thư cổ tử cung
  • Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
  • Dấu hiệu, triệu chứng ung thư cổ tử cung
  • Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
  • Điều trị ung thư cổ tử cung
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Phẫu thuật
  • Phương pháp khác
  • Theo dõi và chăm sóc sau điều trị
  • Câu 1: Ung thư cổ tử cung có di truyền không?
  • Câu 2: Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
  • Câu 3: Ung thư cổ tử cung nên ăn & kiêng ăn gì?
  • Nên ăn
  • Nên kiêng

Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần dưới, hẹp của tử cung, nằm giữa tử cung và âm đạo. Cấu tạo cổ tử cung bao gồm: lỗ trong (lỗ mở vào tử cung), lòng ống, lỗ ngoài (lỗ mở vào âm đạo).

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung bị đột biến và phát triển một cách không kiểm soát. Các tế bào ung thư này có thể lan rộng sang các mô và cơ quan xung quanh, thậm chí là di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các loại ung thư cổ tử cung

Có 2 loại ung thư cổ tử cung thường gặp:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Xảy ra ở những tế bào mỏng, phẳng (tế bào vảy) nằm bên ngoài cổ tử cung.
  • Ung thư biểu mô tuyến: Xảy ra trong các tế bào tuyến hình cột dọc theo ống cổ tử cung.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus papilloma ở người (HPV). Có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó một số chủng có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, bao gồm HPV-16, HPV-18.

HPV thường lây truyền qua quan hệ tình dục, có thể từ cả nam và nữ. Virus xâm nhập vào tế bào cổ tử cung thông qua tiếp xúc da kề da hoặc các vết thương nhỏ và gây ra sự tăng sinh tế bào bất thường.

Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Hoạt động tình dục sớm
  • Nhiều bạn tình
  • Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Hút thuốc
  • Suy giảm miễn dịch, thường gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS
  • Tiền sử nhiễm chlamydia hoặc lậu
  • Mang thai nhiều lần hoặc sinh con khi còn rất trẻ
  • Béo phì.

Dấu hiệu, triệu chứng ung thư cổ tử cung

Trong giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, một số dấu hiệu thường xuất hiện như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau, khó chịu hoặc chảy máu âm đạo sau khi quan hệ
  • Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh nặng
  • Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn hoặc nặng hơn bình thường
  • Khí hư ra nhiều hoặc có mùi hôi.

Dấu hiệu, triệu chứng ung thư cổ tử cung

Trong trường hợp ung thư đã lan ra ngoài tử cung hoặc đến các bộ phần khác trong cơ thể, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Đau bụng dưới vùng chậu
  • Đau lưng âm ỉ
  • Mệt mỏi, sút cân
  • Phù chân
  • Khó tiểu hoặc tiểu buốt
  • Đi tiêu khó khăn, đau đớn hoặc chảy máu trực tràng.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trên, đặc biệt là chảy máu âm đạo bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Để chẩn đoán ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ thăm khám tử cung, cổ tử cung và hỏi bệnh sử để đánh giá các triệu chứng, yếu tố nguy cơ của bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Soi cổ tử cung: Kiểm tra các dấu hiệu tổn thương trên cổ tử cung. Trong quá trình soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy một số mô nhỏ để soi kính hiển vi.
  • Xét nghiệm PAP smear/Thinprep Pap/Cellprep: Thu mẫu tế bào từ cổ tử cung để phát hiện sự biến đổi tế bào và dấu hiệu của ung thư.
  • Xét nghiệm HPV DNA: Xét nghiệm này có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện virus HPV trong cơ thể cũng như định type HPV.

Điều trị ung thư cổ tử cung

Việc điều trị ung thư cổ tử cung thường phải dựa vào giai đoạn phát hiện của bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

Hóa trị

Sử dụng các loại thuốc hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển. Hóa trị được thực hiện theo chu kỳ, độ dài và tần suất sẽ thay đổi theo từng loại thuốc và vị trí ung thư.

Xạ trị

Sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư trên cổ tử cung.

Phẫu thuật

  • Sinh thiết hình nón: Đối với khối u nhỏ có thể cắt bỏ một mảnh mô cổ tử cung bằng sinh thiết hình nón và giữ nguyên phần còn lại của cổ tử cung.
  • Phẫu thuật laser: Sử dụng chùm tia laser để đốt cháy tế bào ung thư.
  • Phẫu thuật áp lạnh: Sử dụng đầu dò kim loại rất lạnh để giết chết tế bào bất thường bằng cách đông lạnh.
  • Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung: Loại bỏ cổ tử cung và phần trên của âm đạo nhưng không loại bỏ cổ tử cung.
  • Phẫu thuật loại bỏ tử cung: Loại bỏ toàn bộ hoặc một phần của tử cung để loại bỏ tế bào ung thư.
  • Phẫu thuật cắt bỏ vùng chậu: Loại bỏ các bộ phận xung quanh tử cung như âm đạo, bàng quang, trực tràng tùy theo nơi tế bào ung thư di căn.

Phương pháp khác

  • Liệu pháp nhắm mục tiêu: Sử dụng thuốc nhắm mục tiêu tiêu diệt các tế bào ung thư cụ thể mà không làm tổn hại các tế bào khỏe mạnh.
  • Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng thuốc kích hoạt miễn dịch nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư.

Theo dõi và chăm sóc sau điều trị

Sau khi hoàn thành liệu pháp điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi và chăm sóc định kỳ để đảm bảo bệnh không tái phát và theo dõi sự phục hồi sau điều trị.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tiêm vắc xin HPV ngăn ngừa nhiễm virus HPV, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
  • Thực hiện kiểm tra PAP smear định kỳ để phát hiện sớm các biến đổi tế bào cổ tử cung.
  • Hạn chế số lượng đối tác tình dục, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn
  • Ngừa thai an toàn.

Câu hỏi liên quan

Câu 1: Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Ung thư cổ tử cung thường không liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có tiền sử gia đình mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư cổ tử cung thì có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này có thể là do đột biến gen hoặc cơ chế khác dẫn đến việc hình thành các khối u ác tính.

Câu 2: Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?

Ung thư cổ tử cung có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi các tế bào ung thư cổ tử cung có khả năng lan rộng sang các mô và cơ quan xung quanh như tử cung, âm đạo, niệu đạo, hậu môn, dạ dày, phổi, gan,... gây đau đớn, khó chịu, mệt mỏi cũng như làm gia tăng tỷ tử vong.

Câu 3: Ung thư cổ tử cung nên ăn & kiêng ăn gì?

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng thực phẩm nào có thể ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư cổ tử cung, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để chống lại bệnh tật.

Nên ăn

  • Rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Protein từ thịt nạc, cá, đậu
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo

Nên kiêng

  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Thịt đỏ, thịt hun khói
  • Đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp
  • Đồ uống có đường và đồ ngọt
  • Rượu bia

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và không hút thuốc lá để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về ung thư cổ tử cung, từ nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị cho đến phòng ngừa. Việc hiểu rõ về bệnh lý này không chỉ giúp bạn tự bảo vệ sức khỏe của chính mình mà còn giúp tăng cơ hội phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

King Fucoidan & Agaricus - Hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa tái phát và xâm lấn di căn 120 viên
Freeship
Freeship
Hộp 120 viên

King Fucoidan & Agaricus - Hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa di căn

5.600.000₫
(5)
The Fucoidan Waki - Hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường miễn dịch
Freeship
Freeship
Hộp 90 viên

The Fucoidan Waki - Hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường miễn dịch

2.200.000₫
(1)
Okinawa Fucoidan Kanehide Bio - Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Freeship
Freeship
Hộp 180 viên

Okinawa Fucoidan Kanehide Bio - Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

2.250.000₫
(1)
Super Fucoidan - Hỗ trợ điều trị ung thư và nâng cao đề kháng
Freeship
Freeship
Hộp 30 gói

Super Fucoidan - Hỗ trợ điều trị ung thư và nâng cao đề kháng

5.900.000₫
-10%
Nano Fucoidan Extract Granule - Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Freeship
Freeship
Hộp 30 gói

Nano Fucoidan Extract Granule - Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

3.586.000₫
3.985.000₫
Okinawa Fucoidan Gold - Hỗ trợ điều trị ung thư & chống suy mòn khối cơ
Freeship
Freeship
Hộp 150 viên

Okinawa Fucoidan Gold - Hỗ trợ điều trị ung thư & chống suy mòn khối cơ

3.250.000₫
-2%
The Fucoidan xK Waki - Hỗ trợ phòng ngừa & điều trị ung thư
Freeship
Freeship
Hộp 180 viên

The Fucoidan xK Waki - Hỗ trợ phòng ngừa & điều trị ung thư

5.184.000₫
5.280.000₫
(1)
out-of-stock
Fucoidan Max - Ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, phòng chống di căn
Hộp 30 gói

Fucoidan Max - Ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, phòng chống di căn

5.800.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng