
Zona thần kinh có để lại sẹo không khi các vết thương do bệnh gây ra thường kết thành từng chùm, theo mảng lớn là nỗi lo lắng của bất kỳ ai khi gặp loại bệnh này, nhất là bệnh thường phát ở những vị trí hở như mặt, cổ.
Ghép da là gì? Ghép da là một dạng phẫu thuật thực hiện trên da bao gồm việc lấy đi một phần da ở vùng này và đắp lên vùng khác trên cơ thể. Dùng để vá vết thương lớn như rách da do gãy xương, bỏng hoặc những vùng da bị nhiễm trùng không thể khôi phục.
Có hai dạng phương pháp ghép da chính:
Ghép da mỏng tự thân: Mảnh da ghép tự thân có độ dày trung bình là 0,15-0,2mm đối với người trưởng thành, 0,1-0,15mm đối với trẻ em (độ dày này tương ứng với phần biểu bì và một phần trung bì). Các mảnh da ghép này những ngày đầu sẽ bám sống theo cơ chế thẩm thấu các dưỡng chất từ nền ghép, sau đó sống nhờ mạch máu tân tạ từ phía dưới nền ghép.
Ghép da toàn bộ độ dày: Là kỹ thuật sử dụng mảnh da có chứa toàn bộ lớp thượng bì, trung bì, hạ bì. Mảnh ghép toàn bộ độ dày chứa đầy đủ các tận cùng thần kinh, nang lông, tuyến bài tiết, mạch máu, cơ. Dạng ghép da dày có khả năng tái phân bố thần kinh tốt hơn từ vết thương, đảm bảo tính thẩm mỹ hơn và thường được dùng cho những vết thương ở vị trí hở dễ thấy.
Vị trí cho các mảnh ghép da trên cơ thể thường là các khuyết da vùng mặt cổ, một số vùng da di động, lượng da lấy được nhiều như nếp khuỷu, nếp bẹn, bên trong đùi, bụng dưới, mặt trong cánh tay. Trong đó da nếp lằn mông, nếp bẹn, bụng dưới cho mảnh da dày, diện tích mảng da lớn, có thể đóng trực tiếp nơi cho và sẹo đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Tất cả các kỹ thuật lấy da và ghép da đều đòi hỏi toàn trạng người bệnh cho phép và phẫu thuật viên có kinh nghiệm, đảm bảo gây mê hồi sức tốt.
Ngoài ra còn cần phối hợp với các phương pháp chăm sóc da ghép và vùng cho da đúng cách để tránh hiện trạng bội nhiễm và các biến chứng xấu như chảy máu, nhiễm trùng, để lại sẹo, da không phục hồi, hoặc phục hồi nhưng không bằng phẳng, xỉn màu, tăng giảm độ nhạy cảm…
Đối với vùng cho da, các bác sĩ có thể loại bỏ lớp gạc xốp bên ngoài chỉ giữ lại lớp gạc đầu, nếu diễn biến thuận lợi sau 7-10 ngày cùng cho da sẽ tự liền. Người bệnh nên theo dõi kỹ, khi bắt đầu có hiện tượng liền da nên dùng kem trị sẹo ở giai đoạn này để hạn chế sẹo tối đa ở vùng cho da.
Đối với vùng ghép da, thường thì khoảng 3-5 ngày sau ghép các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mảnh ghép, rồi đưa ra chỉ định thay băng căn cứ vào tình trạng vết thương. Khi vết thương lành cần được giữ trong môi trường ẩm bằng kem trị sẹo, thành phần của các kem trị sẹo dùng trong trường hợp này an toàn nhất là có các thành phần tự nhiên, không chứa nước hoa, hạn chế kích ứng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể đồng thời băng ép vết thương với áp lực vừa phải giúp giảm sưng nề, giúp sẹo phẳng hơn.
Người bệnh cần thiết chủ động bồi dưỡng sức khỏe để mảnh ghép bám tốt, vết thương nhanh lành bằng cách thực hiện chế độ ăn đầy đủ, phong phú dinh dưỡng với các đồ ăn chứa nhiều protein, các chất tạo máu, các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất nhất là vitamin C, vitamin nhóm B.
Cần thiết lập chế độ nghỉ ngơi khoa học, kết hợp với việc không dùng chất kích thích như hút thuốc, uống rượu, vì những hoạt chất có trong các chất kích thích cản trở cơ thể tổng hợp dưỡng chất nuôi dưỡng da, làm lành vết thương.
Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào vết thương ngăn ngừa việc hắc sắc tố melanin hình thành quá đà sau khi các vết ghép da lành lại.
Ghép da có để lại sẹo không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc sau hậu phẫu này, chính vì vậy người bệnh và người thân cần đặc biệt cẩn trọng và lưu tâm ngay khi bệnh nhân có kế hoạch thực hiện phẫu thuật. Vết thương sẽ được nhanh chóng hồi phục nếu người bệnh chăm sóc đúng cách và sử dụng kem trị sẹo kịp thời.
Zona thần kinh có để lại sẹo không khi các vết thương do bệnh gây ra thường kết thành từng chùm, theo mảng lớn là nỗi lo lắng của bất kỳ ai khi gặp loại bệnh này, nhất là bệnh thường phát ở những vị trí hở như mặt, cổ.
Khâu thẩm mỹ có để lại sẹo không là băn khoăn của bất cứ bệnh nhân nào khi có vết thương hở lớn, hoặc phải dùng tới các phương pháp phẫu thuật
Cùng với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, là sự xuất hiện của nhiều phương pháp loại bỏ tàn nhang được các trung tâm thẩm mỹ giới thiệu đến những người có nhu cầu. Phổ biến là các phương pháp lột, chấm tàn nhang, điều trị bằng tia laser. Vậy các phương pháp này có an toàn không? chấm tàn nhang có để lại sẹo không?
Chúng ta đều biết, chị em phụ nữ sau sinh gặp một vấn đề là khó về dáng, đặc biệt là phần bụng. Nhiều mẹ sinh xong rồi nhưng bụng vẫn to như hồi bầu 3,4 tháng. Điều này làm chị em rất phiền lòng. Lúc này những bài tập giảm cân tại nhà sẽ là "cứu tinh" của chị em, giúp chị em nhanh chóng sở hữu thân hình thon gọn mà vẫn có thể chăm sóc con.