Tăng acid uric máu
Tăng acid máu là gì?
Tăng acid uric máu là tình trạng trong máu có quá nhiều acid uric (vượt quá 7 mg/dL đối với nam giới và trên 6 mg/dL đối với phụ nữ). Acid uric là một chất thải được tạo ra khi cơ thể phân hủy các hợp chất gọi là purin. Purin có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt đỏ, nội tạng, cá mòi và một số loại bia. Khi tiêu thụ thức ăn có chứa nhiều purin, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn.
Phần lớn axit uric trong máu được thải ra ngoài qua thận và theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận không thể thải đủ axit uric ra ngoài, axit uric sẽ tích tụ trong máu.
Acid uric cao là bệnh gì?
Acid uric cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh gout - một dạng viêm khớp đặc biệt gây đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, không phải ai có chỉ số acid uric máu cao là sẽ phát triển thành bệnh gout. Ngoài ra, nồng độ acid uric cao bất thường cũng liên quan mật thiết đến bệnh sỏi thận, bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường,...
Nguyên nhân tăng acid uric máu
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tăng axit uric máu, bao gồm:
- Rối loạn di truyền: Một số người có xu hướng tăng axit uric máu hơn những người khác do mang gen đột biến.
- Chế độ ăn giàu purin: Thịt đỏ, nội tạng, hải sản, rượu bia có thể làm tăng lượng axit uric trong máu.
- Tiêu thụ quá nhiều đường fructose: Purin được giải phóng khi cơ thể phân hủy fructose có trong đồ ngọt, nước ngọt, siro ngô,... kéo theo tăng sản xuất acid uric.
- Giảm bài tiết axit uric: Bệnh thận cấp hoặc mãn tính, nhiễm toan, giảm thể tích máu, suy giáp, cường cận giáp,... làm ảnh hưởng đến quá trình thải axit uric ra khỏi cơ thể, dẫn đến tăng axit uric máu.
- Béo phì: Người béo phì có xu hướng sản xuất nhiều axit uric hơn những người bình thường.
- Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh lý này thường có nồng độ acid uric máu cao.
- Bệnh lý làm phá hủy hoặc thay đổi tế bào: Tiêu cơ vân, tan máu, bệnh vẩy nến, rối loạn sinh tủy,...
- Sử dụng một số loại thuốc: Aspirin, thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporine, tacrolimus) kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric qua thận.
Triệu chứng tăng acid uric máu
Tăng axit uric máu thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, ở một số người, tăng axit uric máu có thể dẫn đến các triệu chứng sau:
Triệu chứng của cơn gút tấn công | Triệu chứng của sỏi thận |
|
|
Chẩn đoán tăng acid uric máu
Tăng axit uric máu thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ đo lượng axit uric trong máu. Kết quả xét nghiệm bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tiền sử sức khỏe.
Trong trường hợp tăng acid uric đã tiến triển thành bệnh gout, bệnh nhận sẽ được yêu cầu làm thêm xét nghiệm dịch khớp để tìm kiếm tinh thể urat và một số xét nghiệm hình ảnh (X-quang, siêu âm, chụp CT). Còn trong trường hợp nghi ngờ sỏi thận sẽ được yêu cầu siêu âm thận hoặc chụp CT không cản quang.
Điều trị tăng acid uric máu
Hầu hết bệnh nhân tăng acid uric máu không có triệu chứng thì không cần điều nội khoa, ngoại trừ những bệnh nhân đang điều trị tiêu diệt tế bào ác tính. Mặt khác, trong trường hợp bệnh nhân bị gout , bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị như Colchicine, Allopurinol, Febuxostat, NSAIDS, Corticoid,... để giảm mức độ nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát bệnh gout.
Đối với bệnh nhận bị sỏi thận do tăng acid uric, bác sĩ có thể yếu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc, tán sỏi hoặc phẫu thuật loại bỏ sỏi tùy theo kích thước và tác động của sỏi đến thận.
Phòng ngừa tăng acid uric máu
Không phải tất cả các trường hợp tăng axit uric máu đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ tăng axit uric máu, bao gồm:
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn ít purin, ít muối, ít đường.
- Giảm cân: Nếu thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân bằng chế độ
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp giảm lượng axit uric trong máu.
- Uống nhiều nước: Điều này giúp thận thải axit uric ra khỏi cơ thể tốt hơn.
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe: Giúp sớm phát hiện bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Xem thêm: Review 10 sản phẩm hỗ trợ trị bệnh gout