Song Thị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Song thị là gì?
  • Nguyên nhân gây song thị (nhìn đôi)
  • Bệnh lý về mắt
  • Nguyên nhân liên quan đến thần kinh
  • Bệnh toàn thân
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Xác định nguyên nhân
  • Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
  • Phương pháp hỗ trợ khác

Song thị

- Ngày đăng:06/09/2024
Song thị có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như tổn thương thần kinh, viêm màng não hoạc u não, đột quỵ. Nếu không được điều trị kịp thời, song thị có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn, gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Mục lục
  • Song thị là gì?
  • Nguyên nhân gây song thị (nhìn đôi)
  • Bệnh lý về mắt
  • Nguyên nhân liên quan đến thần kinh
  • Bệnh toàn thân
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Xác định nguyên nhân
  • Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
  • Phương pháp hỗ trợ khác

Song thị là gì?

Song thị (hay còn gọi là nhìn đôi) là một triệu chứng thị giác mà người bệnh nhìn thấy hai hình ảnh của cùng một vật thể thay vì chỉ một. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong cả hai mắt hoặc chỉ một mắt và thường gây ra sự khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống do tầm nhìn bị rối loạn. Song thị có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng về mắt hoặc thần kinh, vì vậy việc nhận biết và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Song thị là gì

Song thị được chia thành hai loại chính dựa trên cơ chế gây ra tình trạng nhìn đôi:

  • Song thị đơn thị (Monocular Diplopia): Chỉ xuất hiện trong một mắt, mắt còn lại không bị ảnh hưởng. Khi mắt bị ảnh hưởng đóng lại, hình ảnh nhìn đôi sẽ biến mất. Song thị đơn thị thường liên quan đến các vấn đề tại mắt như tật khúc xạ (loạn thị nặng), đục thủy tinh thể hoặc các tổn thương giác mạc. Bệnh lý này không thường liên quan đến các vấn đề thần kinh.
  • Song thị hai mắt (Binocular Diplopia): Đây là loại phổ biến hơn, xảy ra khi cả hai mắt cùng tham gia quá trình nhìn. Hiện tượng nhìn đôi xuất hiện do sự bất đồng trục của hai mắt, nghĩa là hai mắt không hoạt động đồng bộ để tạo ra một hình ảnh duy nhất. Khi một mắt đóng lại, hiện tượng song thị biến mất. Song thị hai mắt thường liên quan đến các bệnh lý về cơ vận nhãn, dây thần kinh điều khiển chuyển động của mắt hoặc các vấn đề thần kinh trung ương như u não, đột quỵ.

Nguyên nhân gây song thị (nhìn đôi)

Song thị (nhìn đôi) có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý về mắt, tổn thương dây thần kinh hoặc các bệnh toàn thân. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây song thị là bước quan trọng trong chẩn đoán và điều trị, giúp bảo vệ thị lực cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý về mắt

Lệch trục mắt (lác)

Lệch trục mắt (lác) là một trong những nguyên nhân chính gây ra song thị hai mắt. Khi hai mắt không cùng hướng về một điểm, não sẽ nhận được hai hình ảnh khác nhau từ mỗi mắt, dẫn đến hiện tượng nhìn đôi. Tình trạng này có thể xảy ra do các rối loạn về cơ vận nhãn, tổn thương dây thần kinh chi phối các cơ này hoặc do bẩm sinh.

Bệnh lý giác mạc, đục thủy tinh thể

Song thị đơn thị thường liên quan đến các tổn thương tại mắt như các bệnh lý giác mạc hoặc đục thủy tinh thể. Giác mạc bị biến dạng hoặc mờ đục do bệnh lý sẽ làm thay đổi quang học của mắt, dẫn đến hiện tượng nhìn hai hình ảnh chồng lên nhau. Tương tự, đục thủy tinh thể làm giảm sự trong suốt của thủy tinh thể, gây ra hiện tượng nhìn đôi ở một mắt. 

Nguyên nhân liên quan đến thần kinh

Tổn thương dây thần kinh vận nhãn

Các dây thần kinh vận nhãn có vai trò điều khiển chuyển động của các cơ quanh mắt, giúp mắt di chuyển đồng bộ và chính xác. Khi một hoặc nhiều dây thần kinh này bị tổn thương do viêm, chấn thương hoặc nhiễm trùng, sự phối hợp giữa hai mắt sẽ bị gián đoạn, dẫn đến hiện tượng nhìn đôi.

Nguyên nhân gây song thị (nhìn đôi)

U não, đột quỵ

Song thị có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng về thần kinh trung ương như u não, đột quỵ hoặc viêm màng não. Các tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng não điều khiển mắt hoặc các dây thần kinh liên quan đến chuyển động của mắt. Khi gặp phải song thị kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội, yếu liệt cơ, mất khả năng nói, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh toàn thân

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tổn thương dây thần kinh, bao gồm cả các dây thần kinh vận nhãn. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương, khả năng điều khiển chuyển động của mắt sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến song thị. Người bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng về mắt khác như bệnh võng mạc tiểu đường, làm tăng khả năng mắc song thị.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp không chỉ ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn có thể gây tổn thương các mạch máu trong não và mắt, dẫn đến song thị. Khi mạch máu cung cấp cho các dây thần kinh vận nhãn bị tổn thương, chức năng điều khiển chuyển động mắt sẽ suy giảm, gây ra hiện tượng nhìn đôi.

Nhược cơ

Nhược cơ là một bệnh lý tự miễn, trong đó cơ thể tấn công và làm suy yếu các cơ, bao gồm cả các cơ vận nhãn. Người mắc bệnh nhược cơ thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự phối hợp giữa hai mắt, dẫn đến song thị. Tình trạng này có thể biến đổi theo ngày, các triệu chứng nặng hơn vào cuối ngày hoặc khi cơ thể mệt mỏi.

Triệu chứng của song thị (nhìn đôi)

Dấu hiệu và triệu chứng điển hình của song thị bao gồm có:

  • Nhìn thấy hai hình ảnh thay vì một, có thể chồng lên nhau hoặc nằm cạnh nhau.
  • Hình ảnh có thể cùng màu, kích thước nhưng vị trí bị lệch. Khoảng cách giữa hai hình ảnh thay đổi tùy vào vị trí nhìn.
  • Hiện tượng song thị thường rõ rệt hơn khi người bệnh nhìn vào các vật thể xa hoặc tập trung vào một điểm nhất định.

Các triệu chứng đi kèm:

  • Đau đầu: Người bệnh thường xuyên bị đau đầu do sự cố gắng của não bộ trong việc hợp nhất hai hình ảnh từ hai mắt.
  • Chóng mặt: Do sự mất cân đối trong tầm nhìn, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt và mất thăng bằng.
  • Sụp mi: Một số trường hợp song thị có thể kèm theo hiện tượng sụp mi, đặc biệt khi liên quan đến tổn thương dây thần kinh vận nhãn.

Triệu chứng của song thị (nhìn đôi)

Chẩn đoán song thị

Để chẩn đoán song thị, bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ thực hiện các bước khám lâm sàng và xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Lâm sàng

  • Tiền sử bệnh lý: Bác sĩ sẽ hỏi về thời gian xuất hiện triệu chứng, tình trạng bệnh trước đây và các bệnh lý liên quan khác. Điều này giúp xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của song thị.
  • Khám mắt: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên khoa như kính lúp, đèn soi đáy mắt để kiểm tra chi tiết các cấu trúc của mắt, bao gồm giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc và cơ vận nhãn. Việc này giúp xác định xem nguyên nhân song thị là do tổn thương tại mắt hay các yếu tố khác.

Cận lâm sàng

  • MRI (chụp cộng hưởng từ): Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện các bất thường ở não và dây thần kinh điều khiển vận động mắt. MRI được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ u não, viêm màng não hoặc các tổn thương thần kinh khác.
  • CT-scan (chụp cắt lớp vi tính): CT-scan thường được sử dụng để đánh giá cấu trúc xương và các tổn thương khác liên quan đến mắt và thần kinh. Phương pháp này giúp xác định các khối u hoặc tổn thương mô mềm liên quan đến song thị.

Xác định nguyên nhân

Trong một số trường hợp, song thị có thể do tổn thương các dây thần kinh vận nhãn hoặc các bệnh lý thần kinh trung ương như đột quỵ, u não. Bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thần kinh như đánh giá phản xạ, cử động mắt và tình trạng cơ để xác định nguyên nhân. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị song thị (nhìn đôi)

Điều trị song thị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, từ các tổn thương tại mắt, thần kinh cho đến các bệnh lý toàn thân. Việc xác định nguyên nhân chính xác sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp cải thiện thị lực và chất lượng cuộc sống.

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh

Điều trị chỉnh quang: kính đeo, kính lăng kính

  • Kính đeo: Đối với các trường hợp song thị liên quan đến lệch trục mắt (lác), kính đeo có thể giúp cải thiện tầm nhìn bằng cách điều chỉnh lại góc nhìn của mắt. Kính đặc biệt hữu ích trong các trường hợp song thị đơn giản hoặc không do tổn thương thần kinh.
  • Kính lăng kính: Đây là loại kính có khả năng thay đổi hướng ánh sáng khi đi qua, giúp hợp nhất hai hình ảnh thành một. Kính lăng kính thường được chỉ định trong các trường hợp song thị do lệch trục mắt nhẹ, giúp người bệnh có tầm nhìn ổn định hơn mà không cần can thiệp phẫu thuật.

Phẫu thuật mắt nếu có tổn thương cơ hoặc thần kinh

Khi song thị xuất phát từ các tổn thương về cơ hoặc dây thần kinh vận nhãn, phẫu thuật có thể là giải pháp hiệu quả. Phẫu thuật sẽ giúp điều chỉnh vị trí của các cơ vận nhãn hoặc khôi phục chức năng dây thần kinh bị tổn thương, từ đó giúp hai mắt hoạt động đồng bộ hơn. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp song thị nặng mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.Điều trị song thị (nhìn đôi)

Điều trị nội khoa nếu song thị do bệnh lý toàn thân

Trong các trường hợp song thị do bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tăng huyết áp hoặc nhược cơ, điều trị nội khoa sẽ tập trung vào việc kiểm soát bệnh chính. Bằng cách kiểm soát tốt các bệnh lý này, triệu chứng song thị có thể thuyên giảm. Việc sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị bệnh toàn thân là cần thiết để ngăn ngừa biến chứng và tái phát.

Phương pháp hỗ trợ khác

Liệu pháp phục hồi chức năng thị giác, bao gồm các bài tập mắt và kỹ thuật tái huấn luyện thị giác, có thể giúp cải thiện sự phối hợp giữa hai mắt. Phương pháp này thường được áp dụng sau phẫu thuật hoặc trong các trường hợp song thị do lác, giúp người bệnh duy trì tầm nhìn ổn định trong quá trình hồi phục.

Phòng ngừa song thị

Để phòng ngừa song thị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp bên dưới đây:

  • Chăm sóc mắt thường xuyên: Đảm bảo vệ sinh mắt đúng cách, hạn chế việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh và các thiết bị điện tử trong thời gian dài, sử dụng kính bảo vệ mắt khi cần thiết.
  • Nhận biết các dấu hiệu bất thường: Nếu bạn cảm thấy tầm nhìn bị mờ, thấy hai hình ảnh thay vì một hoặc có các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây song thị: Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp nên kiểm soát bệnh lý chặt chẽ, tuân thu theo phác đồ điều trị để ngăn ngừa biến chứng
  • Tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa mắt: Việc này giúp sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không có ý nghĩa thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
Tags:

Sản phẩm liên quan

-2%
Eye Vital Capsules Doppelherz - Bổ sung dưỡng chất cho mắt, hỗ trợ tăng cường thị lực
Hộp 30 viên

Eye Vital Capsules Doppelherz - Bổ sung dưỡng chất cho mắt, hỗ trợ tăng cường thị lực

339.000₫
345.000₫
Viên uống bổ mắt Bright Eyes Vitamins For Life
Bán chạy
Bán chạy
Hộp 60 viên

Bright Eyes Vitamins For Life - Ngăn ngừa các chứng mỏi mắt, khô mắt

480.000₫
Nutra Vision Olympian Labs - Bổ mắt cho đôi mắt sáng, khỏe mạnh
Freeship
Freeship
Hộp 30 viên

Nutra Vision Olympian Labs - Bổ mắt cho đôi mắt sáng, khỏe mạnh

450.000₫
(1)
Viên uống bổ mắt Sanct Bernhard Augenfit Kapseln - Giúp cải thiện thị lực
Hộp 30 viên

Viên uống bổ mắt Sanct Bernhard Augenfit Kapseln - Giúp cải thiện thị lực

420.000₫
Viên uống bổ mắt Seoul Bio Pharm Vital Royal Lutein
Hộp 60 viên

Viên uống bổ mắt Seoul Bio Pharm Vital Royal Lutein

380.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng