Rôm Sảy: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Triệu Chứng, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Bệnh rôm sảy là gì?
  • Nguyên nhân rôm sảy
  • Triệu chứng rôm sẩy
  • Cách trị rôm sẩy 
  • Phòng ngừa rôm sảy cho bé

Rôm sẩy

- Ngày đăng:27/02/2024
Rôm sảy không chỉ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn gặp ở cả người lớn. Bệnh có thể gây ra cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu và tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Vậy làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này? Cùng tìm hiểu ngay qua nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
  • Bệnh rôm sảy là gì?
  • Nguyên nhân rôm sảy
  • Triệu chứng rôm sẩy
  • Cách trị rôm sẩy 
  • Phòng ngừa rôm sảy cho bé

Bệnh rôm sảy là gì?

Bệnh rôm sảy hay phát ban do nhiệt (Miliaria) là một bệnh lý ngoài thường gặp ở trẻ nhỏ với các mảng hoặc cụm nhỏ màu đỏ gây châm chích, ngứa. Tình trạng này thường phát triển vào mùa hè nóng ẩm, khi thời tiết mát mẻ có thể tự biến mất và không gây tác hại gì.

Rôm sẩy chia làm 3 dạng chính:

  • Miliaria Crystallina: Loại nhẹ nhất, xảy ra khi lỗ trên lông trên bề mặt da bị tắc. Hình dạng Miliaria Crystallina giống như giọt nước trên da với kích thước từ 1-2 mm và rất dễ vỡ. Các mụn nước này chỉ có trên bề ngoài da nên không gây phản ứng viêm và cảm giác ngứa.
  • Miliaria Rubra: Xảy ra ở các lớp sâu hơn của da, thường gây cảm giác châm chích, nóng rát với các vết sưng viêm nhỏ trên da.
  • Miliaria Profunda: Ảnh hưởng đến lớp sâu nhất của da, các vết phát ban sẩn cứng, gây đau và ngứa.

Nguyên nhân rôm sảy

Bệnh xảy ra khi các tuyến mồ hôi bên dưới da bị tắc nghẽn, mồ hôi không thoát ra ngoài được khiến da dễ kích ứng và hình thành rôm sẩy.

Nguyên nhân rôm sảy

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rôm sảy bao gồm:

  • Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có tuyến mồ hôi chưa phát triển đầy đủ, do đó dễ bị tắc nghẽn hơn.
  • Môi trường nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm mùa hè làm tăng tiết mồ hôi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh rôm sẩy.
  • Mặc quần áo quá chật hoặc không thoáng khí: Quần áo quá chật hoặc không thoáng khí có thể làm cản trở sự thoát mồ hôi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh rôm sảy.
  • Hoạt động ngoài trời nhiều: Hoạt động thể chất mạnh hoặc vui chơi ngoài trời cũng làm tăng lượng mồ hôi tiết ra.
  • Tiếp xúc với các thành phần gây kích ứng da: Một số sản phẩm chăm sóc da hoặc chất tẩy rửa có chứa các thành phần gây kích ứng da có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rôm sảy.
  • Da khô, nhiễm trùng da: Da dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài, dễ bị rôm sảy.

Triệu chứng rôm sẩy

Rôm sẩy diễn ra sau khi đổ mồ hôi hoặc dưới thời tiết nắng nóng với các triệu chứng phổ biến như sau:

  • Nổi các nốt đỏ nhỏ li ti trên da, thường ở những vùng da có nhiều tuyến mồ hôi như cổ, ngực, lưng, bụng và nếp gấp da. Ở trẻ sơ sinh, rôm sảy thường xuất hiện ở trên mặt, các nếp gấp da và khu vực tã lót.
  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Da đỏ, sưng
  • Nóng rát hoặc châm chích quanh da.
Miliaria Crystallina Miliaria Rubra Miliaria Profunda
Mụn nước nhỏ và trong, dễ vỡ Vết sưng nhỏ và đỏ trên da Mụn mủ nhỏ, hơi vàng hoặc trắng
Không gây đau, ngứa, khó chịu Cảm giác ngứa dữ dội hoặc châm chích Ngứa hoặc đau vùng da bị ảnh hưởng
  Da đỏ, viêm xung quanh vết sứng Da đỏ, viêm xung quanh vết sứng

Cách trị rôm sẩy 

Rôm sẩy sẽ không lây nhiễm và thường tự khỏi, hiếm khi cần phải thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp chăm sóc da không đúng cách và gãi ngứa nhiều khiến mụn vỡ ra, tăng nguy cơ nhiễm trùng, sẹo. Để giảm bớt cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng, có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau:

  • Tắm nước mát nhiều lần trong ngày để giúp làm sạch da và làm dịu cảm giác ngứa ngáy. Ngoài nước sạch, có thể tắm nước lá (lá kinh giới, lá tía tô, lá trà xanh, lá khế) để sát khuẩn da, giảm ngứa.
  • Mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để giúp thoát mồ hôi dễ dàng.
  • Uống nhiều nước sẽ giúp làm mát cơ thể.
  • Dùng máy lạnh, điều hòa để hạn chế tiết mồ hôi.
  • Tránh ở trong môi trường nắng nóng quá lâu.
  • Chườm lạnh hỗ trợ giảm đỏ, giảm sưng, viêm.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, kháng khuẩn thành phần tự nhiên giúp làm dịu mát da.
  • Tránh sử dụng sữa tắm, sữa dưỡng thể gây khô da, bít tắc lỗ chân lông hoặc kích ứng da.

Lưu ý, nếu bệnh rôm sảy không cải thiện sau một vài tuần hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (rỉ dịch, cảm giác ớn lạnh, sốt), hãy đến gặp bác sĩ để được đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phòng ngừa rôm sảy cho bé

  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé, không sử dụng sữa tắm có độ pH không phù hợp, sữa tắm gây khô, kích ứng da.
  • Lựa chọn quần áo, tã lót thoáng mát, làm từ các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Khi thay tã, hãy làm khô mông bé hoàn toàn rồi thay tã mới.
  • Phòng ngủ của bé cần bố trí thông thoáng, không bí, ngột ngạt.
  • Cho bé chơi trong môi trường mát mẻ, giảm nhiệt độ trong nhà khi trời nóng.
  • Dưỡng ẩm cho da bé để tránh tình trạng khô da, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Xem thêm: Review sữa tắm cho trẻ sơ sinh

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Kem chống hăm Sudocrem - Giúp làm dịu vết hăm tã, rôm sẩy
Lọ 60gr

Kem chống hăm Sudocrem - Giúp làm dịu vết hăm tã, rôm sẩy

95.000₫
Kem Em Bé New - Giúp cải thiện và phòng ngừa các bệnh về da cho bé
Tuýp 20gr

Kem Em Bé New - Giúp giảm sưng đỏ, mẩn ngứa & ngăn ngừa thâm sẹo

58.000₫
Fresh C thanh nhiệt - Hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sẩy
Hương chanh leo

Fresh C thanh nhiệt - Hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sẩy

29.000₫
Boganic Kids - Thanh nhiệt tiêu độc, mát gan cho trẻ
Chai 100ml

Boganic Kids - Thanh nhiệt tiêu độc, mát gan cho trẻ

50.000₫
Phương Đông Mát Gan Giải Độc An Châu - Hỗ trợ giảm mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay
Special Kid Calendula Cream - Kem dưỡng ẩm cho bé
Lọ 25gr

Special Kid Calendula Cream - Kem dưỡng ẩm cho bé

482.900₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng