Trẻ bị dị tật sứt môi hở hàm ếch khi được phẫu thuật sớm sẽ hạn chế tối đa được việc có sẹo sau khi lành. Nhưng 80% trường hợp người trưởng thành sau phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch đều để lại những di chứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu không kịp thời can thiệp bằng các biện pháp xóa sẹo sứt môi tích cực.
Xem nhanh
Vá môi sớm cho trẻ để hạn chế sẹo
Cách xóa sẹo sau khi phẫu thuật thẩm mỹ phục hồi dị tật sứt môi
Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch nguyên nhân do di truyền, biến đổi gen và các yếu tố môi trường, nhiễm trùng, nhiễm xạ. Dị tật này gây mất thẩm mỹ lớn cho khuôn mặt, ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, chức năng nhai nuốt của trẻ và sự tự tin hòa nhập cộng động sau khi trưởng thành.
Theo phỏng đoán tỷ lệ trẻ sơ sinh bị sứt môi, hở hàm ếch của Việt Nam là 1/1000, mỗi năm có từ 1.500-2000 trẻ ra đời bị sứt môi, chẻ vòm, hở hàm ếch. Với chương trình chẩn đoán tiền sinh, trẻ bị dị tật này có thể được chẩn đoán ngay từ khi còn trong bụng mẹ, dựa vào đó các bậc cha mẹ nên lên kế hoạch can thiệp sớm cho trẻ, hạn chế việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau khi trẻ lớn lên.
Vá môi sớm cho trẻ để hạn chế sẹo
Những trẻ được điều trị sớm có sức khỏe tốt hơn do không hạn chế về chức năng nhai nuốt. Hơn nữa, khi được vá môi tạo hình thẩm mỹ từ khi còn nhỏ sẽ hạn chế sẹo đến mức tối đa cho trẻ, mang lại kết quả gần như 100% cho những trẻ được vá môi sớm.
Bệnh viện Nhi T.Ư đã thành công với phương pháp đặt dụng cụ chỉnh hình cho trẻ 4 ngày tuổi để điều chỉnh hàm, hạn chế ảnh hưởng chức năng do dị tật.
Bên cạnh đó Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh đã có thể vá môi cho trẻ 7 ngày tuổi với các dị tật sứt môi nhẹ, hạn chế tối đa việc để lại sẹo xấu cho trẻ sau phẫu thuật khi lớn lên, bởi lúc này cơ chế tăng sinh tế bào của trẻ nhỏ rất mạnh mẽ, hỗ trợ hoàn hảo cho các bé trong quá trình liền da.
Trẻ bị các dị tật nặng như chẻ vòm, khuyết nướu, khuyết sụn chống mũi sẽ được phẫu thuật lúc 11 tháng tuổi, nếu trẻ suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh khác sẽ được lùi lại phẫu thuật lúc 18 tháng tuổi. Tùy thuộc vào mức độ khác nhau mà các bác sĩ sẽ thực hiện một hay nhiều lần phẫu thuật tạo hình lại cho trẻ. Tuy nhiên, cả quá trình này phải thực hiện hoàn tất trước khi trẻ lên 7 tuổi.
Nhưng số trẻ được phẫu thuật đúng thời điểm ngay khi còn nhỏ chiếm chưa tới 1% số trẻ bị dị tật được sinh ra, một số trẻ không được phẫu thuật và một số trẻ khác được phẫu thuật chỉnh hình vòm miệng khi đã trưởng thành.
Cách xóa sẹo sau khi phẫu thuật thẩm mỹ phục hồi dị tật sứt môi
Đối với người trưởng thành, phẫu thuật tạo hình lại các dị tật sứt môi, chẻ vòm này không chỉ đơn giản là hồi phục chức năng mà còn có yêu cầu cao về tạo hình thẩm mỹ.
Đã có rất nhiều minh chứng thực tế về sự thay đổi khuôn mặt một cách kỳ diệu sau phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch, tuy nhiên, để đáp ứng hoàn hảo cho quá trình phẫu thuật này bệnh nhân cần tuân thủ chính xác yêu cầu của bác sĩ về việc chăm sóc vết thương hậu phẫu, tránh việc nhiễm trùng gây tổn thương nặng sẽ để lại di chứng sẹo xấu.
Sự thay đổi khuôn mặt sau phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch.
Cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý và dung dịch povidine pha loãng mỗi ngày. Thay băng gạc thường xuyên tránh nhiễm trùng.
Khi bề mặt vết thương đóng một lớp màng cứng mỏng bệnh nhân nên sử dụng kem trị sẹo theo hướng dẫn trên toa hoặc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế sẹo đến mức thấp nhất.
Bổ sung nhiều chất đạm từ thịt động vật, chất béo có lợi từ các loại cá. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, B, bổ sung thức ăn nhiều kẽm vào bữa ăn.
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe, làm lành vết thương của bệnh nhân. Trong khi đó việc dùng kem trị sẹo đúng lúc, quyết định đến 80% hiện trạng sẹo sau khi thực hiện quá trình xóa sẹo sứt môi sau phẫu thuật. Trong quá trình này các bệnh nhân cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào vết thương, và cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học để vết thương hồi phục nhanh chóng.
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Hiện nay, núm ti giả là một loại sản phẩm được rất nhiều cha mẹ sử dụng cho bé yêu nhà mình nhằm giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mẹ bỉm nghi ngờ về khả năng này của sản phẩm. Vậy, thực hư việc sử dụng núm ti giả cho bé như thế nào, cho bé sử dụng sản phẩm này liệu có có tốt không, nó có lợi và hại gì đối với bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của mẹ, cùng tham khảo ngay nhé!
Có thể mẹ chưa biết, kẽm là vi chất thiết yếu đối việc duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ có thể gặp rất nhiều rắc rối như: biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thần kinh,… và còn rất nhiều vấn đề khác. Vậy rốt cuộc kẽm có tác dụng gì, tại sao nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhiều như thế? Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào để tránh được những tình trạng trên? Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.
Xưa nay, các mẹ vẫn truyền tai nhau rằng việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Việc làm này sẽ giúp giữ ấm vùng thóp cho trẻ, giúp tránh “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Nhưng thực tế không phải vậy, đây là một nhận định hoàn toàn sai. Vậy thực hư của việc làm này là như thế nào và việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh có thật sự nên hay không? Câu trả lời có ngay trong bài viết bên dưới, mời các mẹ cùng tham khảo để tìm ra đáp án tốt nhất cho mình để giúp cho quá trình chăm sóc con trở nên tốt hơn.
Dùng kem trị sẹo sau phẫu thuật là biện pháp nên và cần làm để cải thiện những vết sẹo không mong muốn sau mổ. Tuy nhiên chúng ta nên lưu ý lựa chọn đúng thời điểm vàng để sử dụng, và chọn những loại kem trị sẹo chất lượng để có kết quả tốt nhất cho vết sẹo của mình.
Một trong những nguyên tắc quan trọng khi điều trị bệnh thủy đậu là tránh nhiễm trùng, chính vì vậy nếu khâu chăm sóc người bệnh không đúng cách sẽ rất dễ để lại các vết sẹo lồi lõm trên da.
Bỏng bô, phỏng nước sôi, ngã, tai nạn… ai cũng từng có những tai nạn và những sẹo trong đời. Sẹo là một phần cơ thể, là thứ có thể khiến chúng ta dễ nhận dạng hơn và cũng có thể là một vết thương gây đau đớn. Vậy bạn có thể làm gì để điều trị sẹo?
Bạn sinh mổ và để lại một vết rạch trên bụng. Chăm sóc vết mổ thế nào để không bị biến chứng và giảm thiểu sẹo - là 1 trong những mối quan tâm của các mẹ sau sinh mổ.
Viêm da không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang tính chủ quan như xử lý vết dị ứng do tiếp xúc, cách chăm sóc vùng da bị viêm trong quá trình điều trị.
Sẹo sau khi cắt mí mắt thường là những biến chứng xấu từ phương pháp cắt da mí sai cách, hoặc cách chăm sóc vết thương không đúng cách. Đa phần những biến chứng này xảy ra khi khách hàng thực hiện dịch vụ tại các trung tâm thẩm mỹ kém uy tín.
Tẩy nốt ruồi bằng tia laser là phương pháp loại bỏ nốt ruồi đang được nhiều cơ sở thẩm mỹ thực hiện cho các khách hàng. Tẩy nốt ruồi bằng tia laser có để lại sẹo không là băn khoăn của bất cứ ai trước khi quyết định sử dụng phương pháp này để làm đẹp.
Cùng với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, là sự xuất hiện của nhiều phương pháp loại bỏ tàn nhang được các trung tâm thẩm mỹ giới thiệu đến những người có nhu cầu. Phổ biến là các phương pháp lột, chấm tàn nhang, điều trị bằng tia laser. Vậy các phương pháp này có an toàn không? chấm tàn nhang có để lại sẹo không?