Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 1 Tuổi Phát Triển Chiều Cao Tối Đa
phuongchinh-logo

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi theo chuẩn Viện dinh dưỡng

- Ngày đăng:09/05/2023
Sinh con đã khó, nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh còn khó hơn. Đặc biệt trong những năm tháng đầu đời việc chăm sóc trẻ luôn là nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Thời gian này là khoảng thời gian trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Xem nhanh

  • Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 1 tuổi
  • Chế độ dinh dưỡng tốt cho bé 1 tuổi
  • Thực đơn cho bé 1 tuổi cho 1 tuần đầy hương vị
  • Lưu ý quan trọng cần nhớ về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Trẻ phát triển khỏe mạnh phụ thuộc vào nền dinh dưỡng được cung cấp trong giai đoạn nhạy cảm từ 1 – 2 tuổi. Ở giai đoạn này, các mẹ thường lo lắng không biết đã cung cấp đủ dưỡng chất cho con hay đã bị dư thừa dưỡng chất nào, trong bài này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi chóng lớn.

Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé 1 tuổi

Từ sau sinh tới khi bé tròn 1 tuổi là thời điểm chiều cao và cân nặng thay đổi nhiều nhất.

- Về bé trai: Giai đoạn này bé nặng khoảng 9.6 kg, cao xấp xỉ 75 cm, mọc khoảng 6 – 8 chiếc răng sữa nhỏ. Bé có thể tự đứng, tập đi vài bước nhỏ, nhiều bé cứng cáp hơn tầm này đã có thể vịn và bước đi.

- Về bé gái: Bé gái sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với bé trai. Bé gái nặng khoảng 8.9 kg và cao khoảng 74 cm. Bé cũng vận động và có tâm sinh lý tương tự như bé trai.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho bé 1 tuổi

Theo bác sĩ tư vấn, trẻ 1 tuổi vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ, nên mẹ cần cân đối giữa việc cho con bú và các bữa ăn chính của con. Một ngày bé cần bổ sung 3 bữa chính, xen kẽ vào 3-4 cữ bú mẹ. Giai đoạn này ngoài cháo và bột mẹ có thể tập cho bé ăn các thức ăn mềm: bún, phở, nui, mì...

- 3 bữa cháo/ngày cho trẻ mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:

+ 2 – 3 muỗng canh có chất đạm được băm nhuyễn (thịt, tôm, trứng, cá)

+ 1 muỗng củ, rau băm nhuyễn (rau dền, bí đỏ, rau muống, cà rốt)

+ 1 – 2 muỗng dầu ăn

+ 1 chén nhỏ Bột/cháo

- 500–600ml sữa/ngày

- Bữa phụ bằng sữa chua/trái cây hoặc váng sữa

Sữa mẹ, sữa tươi là các chế phẩm từ sữa như phô mai rất quan trọng cho sự phát triển đối với trẻ 1 tuổi. Nên mẹ chú ý bổ sung thêm vào bữa ăn cho bé để con được bổ sung đầy đủ chất.

Thay đổi món ăn thường xuyên, đa dạng nguồn thực phẩm để bé thích thú trong bữa ăn hơn, tránh cảm giác nhàm chán, lười ăn.
Đa dạng nguồn thực phẩm để bé thích thú trong bữa ăn hơn, tránh cảm giác nhàm chán, lười ăn.

Thực đơn cho bé 1 tuổi cho 1 tuần đầy hương vị

Chuẩn bị thực đơn cho bé 1 tuổi không chỉ giúp mẹ dễ dàng sắp xếp chế độ ăn của bé, giúp con làm quen với nhiều loại thực phẩm và hương vị khác nhau mà còn đảm bảo bé yêu có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những món ngon dưới đây sẽ là ứng cử viên sáng giá để mẹ bổ sung vào bộ sưu tập thực đơn cho bé cưng đấy

Lên sẵn thực đơn cho bé 1 tuổi mẹ không còn phải lo lắng cho bé ăn gì để trí thông minh nhanh phát triển nữa. Dưới đây là thực đơn cho bé 1 tuần đầy hương vị, mẹ có thể lưu lại và chế biến cho bé.

  Buổi sáng Buổi trưa - chiều Buổi tối
Thứ 2

+ Bữa chính: Cháo thịt heo, bí đỏ + Sữa

+ Bữa phụ: Nước cam

+ Bữa chính: Súp yến mạch, tôm, củ cải + trái cây

+ Bữa xế: Bánh flan + Sữa

+ Cháo đậu xanh, thịt heo bằm + khoai tây/khoai mỡ/khoai lang

+ Tối trước khi đi ngủ: Sữa

Thứ 3

+ Bữa chính: Bánh đa và tôm thịt + Sữa

+ Bữa phụ: Nước chanh dây

+ Bữa chính: Súp gà + cà rốt + ngô + nấm hương + hành lá + trái cây

+ Bữa xế: Bánh mì nướng/Sữa chua

+ Bữa chính: Cơm nát, canh súp thịt bò khoai tây

+ Bữa xế: Sữa

Thứ 4

+ Bữa chính: Nui, thịt bò, cà rốt, hành tây + Sữa

+ Bữa phụ: Yogurt

+ Bữa trưa: Cháo gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ, thịt bằm + Trái cây/Sữa chua lên men

+ Bữa xế: Bánh mì/Nước cam

+ Bữa chính: Súp khoai lang, cá gỡ xương, củ cải trắng và súp lơ xanh.

+ Trước khi đi ngủ: Sữa

Thứ 5

+ Bữa chính: Cháo thịt bò rau ngót + Nước cam

+ Bữa phụ: Sữa

+ Bữa trưa: Cơm nát/cháo trắng + trứng chiên + rau củ luộc mềm

+ Bữa xế: Bắp luộc + Nước trái cây

+ Bữa chính: Cháo + cá hồi + cà rốt + bí đỏ

+ Trước khi đi ngủ: Sữa

Thứ 6

+ Bữa chính: Xôi + trái cây

+ Bữa phụ: Sữa

+ Bữa chính: Cơm nát, canh cua, trái cây

+ Bữa xế: Váng sữa/sữa chua

+ Bữa chính: Cơm nát/Cháo + tôm chiên + rau

+ Trước khi đi ngủ: Sữa

Thứ 7

+ Bữa chính: Bún sườn + trái cây

+ Bữa phụ: Sữa

+ Bữa chính: Cháo lươn + bí đỏ

+ Bữa xế: Nước trái cây

+ Bữa chính: Thịt rang + rau

+ Trước khi đi ngủ: Sữa

Chủ nhật

+ Bữa chính: Bánh mẹ làm

+ Bữa phụ: Váng sữa

+ Bữa chính: Cơm nát + canh ngao + tôm rim

+ Bữa xế: Sữa

+ Bữa chính: Cháo thịt bò + Bí đỏ + cà rốt

+ Trước khi đi ngủ: Sữa

Khi đã lên thực đơn sẵn rồi mẹ không còn mỗi ngày lo lắng xem bữa nay bé ăn gì nữa. Mẹ vừa khỏe, bé vừa được bổ đa dạng món.

Lưu ý quan trọng cần nhớ về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Bước sang tuổi thứ 2, các mẹ sẽ bắt đầu lo lắng về vấn đề chiều cao, cân nặng của bé. Thời điểm này hầu như các bé rất ít tăng cân, dễ bị "chậm lớn". Bố mẹ cần theo dõi bé, nếu bé có biểu hiện chậm nói, chậm biết đi, nhận thức kém mẹ nên cho bé đi khám để biết tình trạng của bé.

Tuy chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là một trong những điều cần quan tâm nhất khi chăm sóc bé 1 tuổi, không nên gây quá nhiều áp lực cho bé hay bản thân.

Để trẻ 1 tuổi có một chế độ dinh dưỡng khoa học ngoài việc mẹ chuẩn bị đầy đủ cho con các món ăn đủ chất thì việc bé ăn như nào rất quan trọng. Mẹ có nấu những bữa ăn ngon đến mấy, đẹp mắt đến mấy nhưng con không có hứng thú thì cũng không có tác dụng gì. Mẹ nên để bé ăn uống theo sở thích, không ép đặt bé. Nếu bé biếng ăn, chậm tăng cân mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết bé có đang bị thiếu vitamin tổng hợp nào không để có biện pháp khắc phục tình trạng của bé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
9 Bí quyết nuôi con khỏe dạy con ngoan

Bất cứ một người mẹ nào cũng muốn con mình khỏe mạnh, ngoan ngoãn, nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng ngoan mà cần phải có sự dạy dỗ và chỉ bảo của bố mẹ. Vậy để nuôi dạy một đứa trẻ ngoan thì cần có bí quyết gì? Dưới đây là 9 bí quyết nuôi dạy con khỏe, con ngoan được nhà thuốc Phương Chính tổng hợp lại, các mẹ cùng tham khảo nhé.

Trẻ bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi?

Cảm cúm khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhìn con yêu bị cảm cúm, ăn không ngon miệng người mẹ nào cũng lo lắng, sốt ruột, mẹ nào cũng mong trong thời gian con ốm con ăn được, vì có ăn được thì cơ thể mới nhanh chóng hồi sức. Vì trong thời gian trẻ bị cúm ăn rất ít, nên mẹ thường tìm kiếm những món ăn tốt cho trẻ bị cảm cúm để bé ăn cho nhanh khỏe. Dưới đây là một số món ăn mẹ nên bổ sung cho trẻ khi bị cảm cúm để trẻ nhanh lại người.

Sản phẩm liên quan
Dimao Vitamin D3 400IU dạng xịt - Hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ
Dimao Vitamin D3 400 IU dạng xịt - Giúp tăng chiều cao cho trẻ
Xuất xứ:Slovenia
Thương hiệu:Valens
260.000₫
Kinder Optima Doppelherz - Hỗ trợ ăn ngon, tăng đề kháng & hệ miễn dịch cho bé
Kinder Optima Doppelherz - Giúp trẻ ăn ngon, tăng cường tiêu hóa
Xuất xứ:Đức
Thương hiệu:Doppelherz
305.000₫
310.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em được yêu thích 2024

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Review 10 Siro ăn ngon cho bé biếng ăn và chậm tăng cân năm 2024

Hiện nay, tình trạng bé bị biếng ăn dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và hay bị ốm vặt diễn ra rất phổ biến. Với hy vọng con yêu ăn ngoan và ăn nhiều để tránh trình trạng trên, các bậc phụ huynh thường tìm mọi cách để dỗ bé ăn, chẳng hạn như vừa ăn vừa xem tivi, bế đi rông hay thậm chí là quát mắng… chỉ cần bé ăn thì cách nào cũng thử. Tuy nhiên, đó là những phương pháp không những không khắc phục được tình trạng biếng ăn, mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của bé, khiến bé càng ngày càng biếng ăn hơn.

Review 10 Vitamin tổng hợp cho bé được yêu thích 2024

Trong cơ thể người Vitamin chiếm vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì nếu thiếu Vitamin trẻ có thể sẽ phát triển chậm, sức đề kháng yếu, hay ốm vặt, thậm chí mắc một số bệnh không mong muốn. Do đó, để giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh phụ huynh cần phải bổ sung Vitamin đầy đủ cho con của mình.

13 cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ho nhất là những ngày thời tiết thay đổi bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thường những cơn ho này kéo dài rất lâu có thể là một tuần, hai tuần hay thậm chí cả tháng khiến bố mẹ sốt ruột và lo lắng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi khi bú có phải là điều đáng lo?

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi bú mẹ là hiện tượng rất nhiều người mẹ lo lắng, vì không biết, con đổ mồ hôi nhiều như thế có bị sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Có làm con khó chịu không? Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp những thắc mắc, những lo âu đó của các mẹ. Các mẹ cùng theo dõi nhé.

Trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Kẽm có tác dụng gì và khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Có thể mẹ chưa biết, kẽm là vi chất thiết yếu đối việc duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ có thể gặp rất nhiều rắc rối như: biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thần kinh,… và còn rất nhiều vấn đề khác. Vậy rốt cuộc kẽm có tác dụng gì, tại sao nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhiều như thế? Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào để tránh được những tình trạng trên? Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng